Các loại côn trùng có thể gây nguy hiểm cho con người
Đối với các loại côn trùng trong thiên nhiên , có những loại có lợi cho con người nhưng cũng có không ít loại gây hại cho con người và cũng có nhiều loại gây đặc biệt nguy hiểm cho con người .
Vậy trước hết côn trùng là những loại nào và tác hại của chúng ra sao ?
Côn trùng không thuộc loại động vật chúng được xếp vào loại côn trùng với kích thướt nhỏ hơn rất nhiều so với động vật . Đó là bao gồm các loại có thân hình ba khoang và 6 chân , tùy theo loại mà chúng có thể gây hại với con người với nhiều mức độ khác nhau . Sau đây tôi sẽ nêu ra một số côn trùng gây hại để bạn tham khảo .
1.Hemiptera :
Việc phân loại bộ cánh nửa rất đa dạng và tất cả những thứ có thể gọi là “bọ”. Hầu hết bộ cánh nửa có miệng dạng ống hút. Hầu hết chúng ăn nhựa cây, nhưng 1 số ít lại hút máu của các loài động vật lớn hơn. Việc này dẫn đến các bệnh truyền nhiễm như là bệnh Chagas. Và nó được wiki mô tả như sau:
“Bệnh Chagas, hay Bệnh do trypanosoma châu Mỹ, là bệnh ký sinh trùng nhiệt đới do đơn bào Trypanosomacruzi gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua côn trùng có tên bọ xít hút máu. Triệu chứng thay đổi theo giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường hoặc là không có hoặc là nhẹ và các triệu chứng đó có thể là: sốt, hạch bạch huyết sưng, nhức đầu, hoặc sưng tại nơi vết đốt. Sau 8–12 tuần, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và 60–70% số bệnh nhân không có thêm triệu chứng nào khác nữa. Còn 30 đến 40% số bệnh nhân còn lại thì có thêm triệu chứng khác sau 10 đến 30 năm kể từ khi mới nhiễm bệnh. Các triệu chứng đó bao gồm to tâm thất ở 20 đến 30% số bệnh nhân dẫn đến suy tim. Phình thực quản hoặc phình đại tràng cũng có thể xảy ra ở 10% số bệnh nhân.”
2.Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản :
Loài ong này có thể đạt đến chiều dài là 3 inch khi trưởng thành, được xem là loài ong lớn nhất và nguy hiểm nhất. Nọc độc của chúng tấn công vào hệ thần kinh và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời sau khi bị chúng đốt. Dưới đây là 4 điều thú vị về nọc độc của chúng:
A: Trong nọc độc của chúng chứa 1 lượng lớn chất hóa học gây đau đớn tên là Acetylcholine, lượng chất hóa học này nhiều hơn bất kỳ loài côn trùng có vòi chích nào khác.
B: Nọc độc của nó là 1 loại enzyme có thể hòa tan các mô của con người.
C: Trong nọc độc chứa ít nhất là 8 loại hóa chất khác nhau, chính điều này đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng lên các nạn nhân của chúng.
D: Cũng giống như những loài ong bắp cày khác, nó có thể chích nhiều lần cùng 1 lúc.
3.Tò vò :
Tò vò là nhóm côn trùng thuộc bộ Hymenoptera và phân bộ Apocrita nhưng không phải là ong hay kiến. Có thể nói mỗi loài côn trùng gây hại cho hoa màu đều có ít nhất một loài tò vò ăn chúng hoặc hay sống ký sinh vào loài đó. Ở chức năng săn giết các loài côn trùng khác, loài tò vò rất quan trọng trong việc kiểm soát tự nhiên trong môi sinh. Tò vò ký sinh được sử dụng ngày càng nhiều trong việc kiểm soát các loài sâu bọ gây thiệt hại cho nhà nông vì chúng săn giết các loài côn trùng có hại mà không ảnh hưởng đến hoa màu.
Đa số các loài tò vò (hơn 100.000 loài) thuộc loài “ký sinh” (thuật ngữ là parasitoid). Chúng dùng ovipositor (ống đẻ trứng) đặt trứng trực tiếp vào cơ thể của con mồi, khi trứng nở thì thế hệ con có sẵn thức ăn để sinh trưởng.
Tò vò được biết đến nhiều thuộc nhóm aculeata, tức là một phân ngành của Apocrita. Nhóm này có thể dùng ovipositor làm ngòi đốt chích nọc độc. Kiến và ong cũng có ngòi đốt.
Về hình dạng tò vò thường bị lầm với ong. Mặc dù loài tò vò không tìm và tấn công con người (trừ khi lãnh thổ của chúng bị đe dọa). Nhiều người bị sốc nọc và chết chỉ với 1 cú chích duy nhất.
4. Cào cào :
Mặc dù chúng không trực tiếp giết chết con người, nhưng loài này là 1 cỗ máy ngốn thức ăn khủng khiếp, không ngừng nghỉ. Trong Kinh Thánh, bệnh dịch thứ 8 của Ai Cập là nạn châu chấu (cào cào), chúng đã tàn phá các loại cây trồng. Chúng phá hoại hàng ngàn hécta đất canh tác và chỉ tốn rất ít thời gian vì mỗi đàn có thể lên đến hàng ngàn hàng vạn con. Chúng gián tiếp góp phần vào nạn đói xảy ra mỗi năm.
5. Kiến lửa đỏ :
Kiến lửa đỏ có tên khoa học là Solenopsis invicta, đây là một loài côn trùng ăn thịt hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn. Trong tiếng Latin, invicta có nghĩa là bất bại. Do có nọc, chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh là động vật có xương sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật. Khi bị đốt, vết thương sẽ vô cùng đau đơn cứ như bị lửa đốt và sưng to. 1 vài vết đốt nhỏ có thể nhanh chóng chữa trị, nhưng khi bị nhiều con đốt thì bạn sẽ chết chắc. Có hơn 150 ca tử vong hàng năm do chúng gây ra cũng như thiệt hại hàng triệu đô la vì những vụ mùa do chúng phá. Nó là loài xâm lấn nghiêm trọng.
6. Ruồi xê xê :
Đây đích thực là 1 con tàu sân bay của căn bệnh chết người, loài ruồi này sống bằng cách hút máu của những loài động vật có xương. Chúng có thể sinh sản đến 4 lần trong năm. Sau khi giao phối, trứng sẽ nở và ở lại trong người con cái trong khoảng từ 9 đến 10 ngày trước khi chúng từ ấu trùng nở thành nhộng. Ruồi xê xê là tác nhân truyền bệnh buồn ngủ gây chết người và lây lan bởi trùng tripanosoma (trùng mũi khoan). Khi bị ruồi xê xê châu Phi đốt, nạn nhân có triệu chứng cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu nghiêm trọng, sưng tấy và trong nhiều trường hợp sốt cao, nói lắp và động kinh sau đó là buồn ngủ và hôn mê sâu. Các vết cắn của ruồi ảnh hưởng đến gần nửa triệu người mỗi năm, trong đó có người bị chết do bệnh ngủ. Bệnh ngủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi. Nạn nhân của loài ruồi này ở Châu Phi là 250 ~ 300 ngàn người mỗi năm.
7. Bọ chét :
Bọ chét là tên gọi thông dụng đối với các loại côn trùng nhỏ không có cánh thuộc bộ Siphonaptera (một số tài liệu khoa học lại dùng tên Aphaniptera), phân lớp côn trùng có cánh. Bọ chét là một loài ký sinh trùng sống trên da vật chủ là các loài động vật có vú và chim để hút máu.
Thân hình bọ chét dài từ 1,5-1,6 mm nhưng bọ chét khỏe phi thường. Bọ chét có thể nhảy cao 18 cm; xa 33 cm) – khoảng gấp 200 lần chiều dài thân của chúng, khiến chúng là loài vật nhảy cao và xa nhất trong số các động vật nếu tính theo tỷ lệ độ dài và độ cao chúng nhảy được so với kích thước. Bọ chét có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần. Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực. Bọ chét là tác nhân truyền bệnh dịch và bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.
8. Muỗi Anopheles :
Muỗi Anopheles (phát âm tiếng Việt: Muỗi A-nô-phen) hay còn gọi là muỗi đòn xóc là một chi muỗi gồm hơn 460 loài trong đó có nhiều loài là tác nhân gây bệnh sốt rét ở người. Có khoảng 60 loài đốt máu người và có thể truyền sốt rét. Một số loài Anopheles khác là trung gian truyền bệnh giun chỉ (Brugia malayi, Brugia timori và Wuchereria bancrofti) và các bệnh virus. Hàng năm có đến hàng trăm triệu ca tử vong do bệnh sốt rét.